Nếu không tìm hiểu kỹ các tính năng có trên xe ô tô, chắc chắn bạn sẽ bỏ qua không ít các trang bị hữu dụng mà nhà sản xuất thiết kế dành cho bạn. Trong số đó có thể kể đến như:
Nếu bỏ qua hướng dẫn sử dụng hoặc không chú ý “tìm tòi” những tính năng trên xe, chắc chắn bạn sẽ bỏ sót rất nhiều công cụ hữu dụng mà nhà sản xuất lắp đặt để khách hàng sử dụng khi cần thiết. Bài viết cũng sẽ giải thích công dụng của một số trang bị trên xe mà người dùng thường hay nhầm lẫn.
1. Nút ShiftLock
Với xe số tự động, khi xe đã tắt máy, lái xe không thể chuyển từ vị trí P xuống N, R hay D được. Câu hỏi đặt ra là nếu xe chết máy hoặc dừng giữa đường thì làm thế nào để đưa xe vào lề an toàn. Các nhà sản xuất ô tô đã thiết kế một nút nhỏ giúp các lái xe có thể chuyển số mà không cần phải khởi động.
Với tên gọi là "Shiftlock", nút này thường "ẩn" dưới một nắp nhựa ở xung quanh khu vực cần số hay phía trên trục vô-lăng. Do đó, lái xe chỉ cần tháo nắp nhựa, nhấn đè vào chốt nhỏ ở bên dưới và sang số. Sau đó, hãy nhờ thêm một vài người hỗ trợ giúp đẩy xe đến vị trí an toàn hơn.
2. Vây cá mập
Với các xe ô tô đời cũ, bạn dễ dàng nhìn thấy một chiếc anten nằm ở mép ca-pô với xe SUV và ở mép cốp với xe sedan. Nhiệm vụ của chiếc anten này là thu sóng radio, riêng với một số dòng cao cấp hơn thì anten có thể tự động "thò thụt" khi bạn chọn chế độ radio.
Tuy nhiên, ngày nay, các xe đời mới sở hữu thiết kế hiện đại hơn thì chiếc anten này lại trở thành trang bị gây mất điểm về mặt thẩm mỹ. Vì thế, các nhà sản xuất ô tô đã tích hợp dây anten và đầu thu sóng vào "vây cá mập" đặt trên nóc xe ô tô. Thiết kế này vừa gọn gàng vừa mang tính thể thao cho xế cưng.
3. Những chiếc nắp đậy ở cản
Không it người chưa có kinh nghiệm về sử dụng ô tô vẫn thắc mắc các vết "sẹo" ở cản trước/sau có tác dụng gì. Thực tế, chúng có khá nhiều công dụng tùy theo kích thước, hình dạng cũng như vị trí lắp đặt. Nếu xe ô tô có 2 nắp đậy ngay dưới cụm đèn pha thì đó chính là nắp của bộ phận rửa đèn tự động, thường xuất hiện trên các dòng xe sang.
Ngoài ra, ở cản trước/sau chỉ có một nắp đậy lệch về một bên thì đó là bộ phận móc kéo cáp khi ô tô gặp sự cố. Nếu có những dấu tròn nhỏ bằng đầu ngón tay ở quanh cản sau hay cản trước (ở một số xe) thì chúng chính là những cảm biến khoảng cách. Các cảm biến này sẽ phát ra âm thanh cảnh báo lái xe nếu sắp đụng phải vật cản.
4. Khe gió cố định trên táp lô
Một trong 6 tính năng ít biết đến trên xe ô tô là các khe gió cố định trên bảng tablo. Tác dụng của các xe gió cố định, thổi thẳng vào cột chữ A trên hay ô tô hay được bố trí dọc theo kính chắn gió này là đẩy luồng hơi nóng để sưởi kính chắc gió và kính cửa sổ giúp lái xe dễ dàng quan sát gương chiếu hậu bên ngoài. Chức năng này càng phát huy tác dụng khi phải di chuyển ở các vùng có sương mù hoặc lúc trời mưa.
Tuy nhiên, thực tế là với các dòng xe sử dụng lâu năm thì cửa gió phía trong hay bị lỏng khiến hơi lạnh bị rò rỉ và gây tác dựng ngược lại là tạo sương mù trên kính lái. Và lời khuyên của các chuyên gia chăm sóc và bảo dưỡng ô tô là phải kiểm tra và chăm sóc kỹ bộ phận này nhằm đảm bảo tầm nhìn trong mọi điều kiện thời tiết.
5. Chốt khóa an toàn cửa sau
Thực tế, không ít trường hợp người ngồi ở hàng ghế sau bất ngờ mở cửa, gây tai nạn cho các phương tiện đang đi tới. Do vậy, các nhà sản xuất xe hơi thường trang bị thêm một chốt an toàn ở trên mép trong cửa với tác dụng là khóa chết cửa sau bên lái xe nhằm đảm bảo an toàn khi lên/xuống xe. Chốt này còn có tên gọi khác là chốt khóa trẻ em với chức năng ngăn chúng mở cửa khi xe đang chạy.
6. Lẫy mở cốp sau
Trong các trường hợp bất ngờ như trẻ em chơi đùa và bị khóa trong cốp sau hay ô tô gặp tai nạn lao xuống hồ thì cơ cấu mở cốp sau từ bên trong sẽ giúp giải cứu chính bạn và hành khách trên xe.
Tại Mỹ, từ rất lâu, luật đã quy định bắt buộc xe hơi phải trang bị lẫy khóa mở cốp sau nhằm tạo thêm đường thoát hiểm cho hành khách trong xe. Các nhà sản xuất khác nhau sẽ thiết kế lẫy mở có hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, lẫy mở này sẽ là miếng nhựa dạ quang được nối với dây cáp và khi bạn giật, cốp sẽ tự động bung ra.
(Theo Banxehoi)
" alt=""/>6 tính năng ít được biết đến trên xe ô tôDo vậy, xét về nhiều mặt, mọi thứ đều không còn ở mức tối ưu, trong đó có ham muốn tình dục và khả năng đáp ứng nhu cầu của bạn tình. Ở tuổi 48 của anh nhà, mỗi tuần gần gũi 3-4 lần thì cũng được coi là... vừa sức, không thừa, không thiếu. Nếu muốn tăng ca, tăng chuyến thì phải tùy tình hình thực tế, nhưng về lâu dài thì việc tăng ca cũng không nên thường xuyên để đề phòng tác dụng phụ ngoài mong muốn. Bạn nên hiểu rõ điều này để phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả; quan trọng là chất lượng chớ số lượng nhiều mà không đến đầu đến đũa thì chỉ càng thêm... tức chớ không có ích lợi gì!
Nói thêm với bạn điều này: Vợ chồng bạn mới cưới, sự hấp dẫn của người này trong mắt người kia còn mạnh mẽ nên thời gian đầu có thể họp hành nhiều hơn một chút cũng không sao.
Tuy nhiên phải chú ý đến trạng thái sức khỏe, tình cảm của mỗi bên, nhất là của ông xã. Có thể xem sự phấn chấn, vui vẻ, làm việc hăng hái của ngày hôm sau là thước đo “mức độ hài lòng” của đêm hôm trước. Còn nếu như thấy sau giao ban có sự uể oải, mệt mỏi, thức dậy muộn vào sáng hôm sau... thì phải nghĩ ngay đến sự “quá tải”, vượt quá “ngưỡng tối đa”, nên điều tiết giảm cho phù hợp. Về lâu dài, các bạn cần cân đối chuyện “họp hành” để bảo đảm máy móc hoạt động đúng công suất thiết kế, đúng tỉ lệ “khấu hao”, tránh việc thường xuyên vượt ngưỡng tối đa dẫn đến những hỏng hóc đáng tiếc.
Về việc người phụ nữ có nên chủ động “khiêu chiến” hay không thì câu trả lời là rất nên! Ngày nay việc người vợ chủ động là bình thường. Nó còn là chất men xúc tác khiến tình cảm vợ chồng thêm mặn nồng, thi vị.
Nhiều đấng mày râu được hỏi ý kiến đều nói rằng họ rất thích một người bạn tình hăng hái, chủ động, hòa hợp trên giường. Bạn chẳng có gì phải e ngại. Chúc vợ chồng bạn luôn vui vẻ.
(Theo Người lao động)" alt=""/>Có phải như vậy là đã vượt 'ngưỡng tối đa'?